Kỷ nguyên động cơ hút khí tự nhiên đã tồn tại rất lâu, bên cạnh đó thì công nghệ động cơ tăng áp đang dần chiếm chổ đứng trên các dòng ô tô, ưu điểm của động cơ tăng áp là với dung tích nhỏ nhưng lại mang đến hiệu quả công suất cao và mô-men xoắn lớn. Động cơ tăng áp đang dần thay thế những động cơ hút khí tự nhiên vừa to vừa nặng nề, nhưng xét về chi phí và tính hữu dụng thì chưa chắc động cơ tăng áp đã áp đảo tuyệt đối. Dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra một cái nhìn cơ bản nhất để so sánh ưu và nhược điểm của hai dòng động cơ này.

Động cơ tăng áp

Phản ứng chân ga

Nếu bạn đã chạy thử một số xe tăng áp phổ thông thì đều đồng ý rằng động cơ tăng áp có một độ trễ nhất định trước khi đạt được mô-men xoắn cực đại. Điều này bắt nguồn từ việc khi động cơ ở vòng tua máy nhỏ thì khí thải sẽ không đủ mạnh để quay tua-bin của turbo tạo ra dòng khí nén đủ lớn, thế nên bạn cần một chút chờ đợi để trước khi mọi thứ được bắt nhịp.

Ngược lại không có độ trễ nào trên động cơ hút khí tự nhiên, thứ duy nhất giữa không khí vào và buồng đốt đó là bộ lọc không khí, thân van tiết lưu và van nạp. Khi vòng tua máy tăng lên thì nó mặc nhiên sẽ hút khí nhiều hơn, nhiên liệu cũng bổ sung thêm cho phù hợp nên công suất cũng gia tăng đúng trong phạm vi tương ứng với vòng tua máy, chưa kể những thế hệ động cơ hút khí tự nhiên thế hệ mới có van biến thiên làm tăng thêm mô-men xoắn và hiệu quả đốt tốt hơn ngay cả ở vòng tua thấp cũng tạo ra được công suất và mô-men xoắn cao hơn so với trước.

Mặc dù động cơ tăng áp trước đây thường có độ trễ nhưng ở những dòng xe cao cấp thì bổ sung thêm turbo nhỏ hoạt động hộ trợ ở vòng tua máy nhỏ, hoặc công nghệ twinturbo, tăng áp cuộn đôi, Turbo điện, tất cả nhằm khắc phục độ trễ của động cơ tăng áp nhằm tăng cảm nhận phản ứng tích cực hơn của động cơ. Nhưng tất cả mọi thứ công nghệ đưa vào đều đi đôi với chi phí, và ít thấy nó trang bị trên những mẫu xe tăng áp phổ thông ngoại trừ là xe hạng sang.

Bảo trì và độ tin cậy

Bảo trì và độ tin cậy luôn tỉ lệ với độ đơn gian hay phức tạp, một động cơ đơn giản hơn sẽ thường đáng tin cậy và dễ bảo trì, ít chi tiết hơn nghĩa là rủi ro về hư hỏng hay khắc phục sẽ đỡ hơn, Đó là lợi thế của động cơ hút khí tự nhiên so với động cơ tăng áp.

Động cơ tăng áp

Động cơ tăng áp cần thiết kế các đường dầu phải thật tốt đến tua-bin. Nó cũng cần thêm nhiều ống dẫn khí, không gian khoang máy để lắp bộ tăng áp vào, hệ thống làm mát và tất cả hệ thống ống nước cũng phải khác và chất luộng hơn. Chưa kể, một chiếc xe tăng áp chắc chắn sẽ đi kèm với một hệ thống máy tính phức tạp hơn để quản lý các cảm biến, hoạt động của động cơ. Chính vì thế cho dù động cơ tăng áp đã rất tiến bộ về kỹ thuật rồi và đạt đến một sự tin cậy nhất định, nhưng người sử dụng vẫn chưa thể quen nó so với mức độ tin cậy và dễ sửa chữa bảo trì của động cơ hút khí tự nhiên, quan trọng là chi phí.

Tiết kiệm nhiên liệu

Động cơ tăng áp thường được cho là dễ dàng chiến thắng các động cơ hút khí tự nhiên một cách dễ dàng về mặt tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên vẫn có ngoại lệ và không phải hãng xe nào cũng có động cơ tăng áp tiết kiệm nhiên liệu. Thông thường động cơ tăng áp 1.5L sẽ cho công suất tương đương với động cơ 2.4L

Hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu cũa động cơ tăng áp có thể thấy rõ qua ví dụ điển hình là chiếc Honda Accord thế hệ trước trang bị động cơ 2.4L và thế hệ mới 1.5L. Theo đánh giá thì thế hệ trước có mức tiêu thụ 6,4km/L trong thành phố và 17,4Km/L ở đường trường, nhưng ở thế hệ mới thì mức tiêu thụ cải thiện hơn 7,4Km/L trong phố và 17,4Km/L ở cao tốc.

Công suất và mô-men xoắn

Không còn nghi ngờ gì khi động cơ tăng áp cho thêm công suất và mô-men xoắn, mật độ dòng khí nén dày đặc hơn trong buồng đốt tất nhiên sẽ tạo ra chu kỳ nổ và sinh công lớn, lực đẩy của pit-tông lớn hơn sẽ tạo ra mô-men xoắn lớn hơn.

Nhưng với sự tiến bộ mới, mô-men xoắn của động cơ hút khí tự nhiên đang được cải, van biến thiên theo thời gian là một trong những công nghệ giúp cho động cơ có công suất tốt ngay cả ở vỏng tua máy nhỏ, tăng tỷ số nén lên cao cũng là một cách rất hiệu quả để tăng mô-men xoắn lên từ động cơ hút khí tự nhiên.

Động cơ tăng áp

Mazda là một ví dụ điển hình của việc này, trong khi các nhà sản xuất khác đang chuyển sang công nghệ turbo và động cơ điện để tăng sức mạnh cho ô tô của họ, Mazda đã viết một trang mới trong thiết kế động cơ diesel. Loạt động cơ SkyActiv là những minh chứng ủng hộ cho triết lý này, chỉ cần đảm bảo rằng hỗn hợp nhiên liệu không khí trong buồng đốt càng chật chội với nhau thì càng tốt, cho phép tạo ra chu kỳ nổ hiệu quả hơn để sản sinh ra sức mạnh cho động cơ. Những phát triển mới như động cơ SkyActiv-X với những con số ấn tượng tương đương với động cơ tăng áp có cùng dung tích là một thành quả khẳng định động cơ hút khí tự nhiên chưa phải là đồ bỏ.

Quốc Huy

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *