Một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất mà người dùng xe điện phải đối mặt là tình trạng thiếu các trụ sạc trên các tuyến đường di chuyển xa. Điều này không những gây bất lợi cho việc sử dụng xe mà còn tác động đến tâm lý lo âu của người sử dụng.
Gánh nặng lo âu mua xe thì thiếu trạm sạc
Trong bối cảnh nền công nghiệp ô tô đang chuyển mình mạnh mẽ với sự xuất hiện của xe điện (EV), nhiều người dùng đang dần dần hướng tới việc sử dụng các phương tiện tiện lợi này như một giải pháp giao thông bền vững. Xe điện thân thiện với môi trường mà vẫn có chi phí vận hành thấp hơn so với xe chạy bằng xăng hoặc dầu. Tuy nhiên, một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất mà người dùng xe điện phải đối mặt là tình trạng thiếu các trụ sạc trên các tuyến đường di chuyển xa. Điều này không những gây bất lợi cho việc sử dụng xe mà còn tác động tiêu cực đến tâm lý của người sử dụng. Bài viết này sẽ phân tích sâu những điều đó.
Một trong những tác động tâm lý dễ nhận thấy nhất khi sử dụng xe điện là sự tăng lo âu. Người lái xe thường phải chú ý đến dung lượng còn lại của pin xe và sự hiện diện của các trạm sạc trên hành trình của mình. Cảm giác lo lắng về việc không thể tìm thấy một trạm sạc có thể gây căng thẳng, đặc biệt trong những chuyến đi dài hoặc khi lưu thông ở những khu vực chưa phát triển lưới điện.
Theo một nghiên cứu, khoảng 50% người sử dụng xe điện cho biết họ cảm thấy lo lắng về việc hết pin trong khi đang di chuyển. Lo lắng này không chỉ đơn giản là về việc không thể sạc xe, mà còn về những rắc rối và bất tiện có thể xảy ra khi xe tạm dừng hoạt động trên đường trong sự bất lực. Lo lắng này có thể dẫn đến việc lên kế hoạch chi tiết hơn cho các chuyến đi, từ việc chọn tuyến đường đến công việc dành thời gian để tìm kiếm các trạm sạc, từ đó làm giảm đi trải nghiệm đáng có cho một chiếc xe điện.
Sự thiếu hụt trạm sạc thường dẫn tới tâm lý phân vân và làm do dự trong công việc quyết định nên sử dụng xe điện cho một chuyến đi cụ thể hay không. Khi người dùng không chắc chắn về khả năng tìm trạm sạc, họ có thể quyết định chọn phương tiện tiện ích khác, như xe chạy xăng hoặc giao thông công cộng. Tâm lý này không chỉ ảnh hưởng đến thói quen sử dụng xe điện mà còn giảm đi sự phát triển của xe điện.
Điều này cũng đồng nghĩa với những người đã đầu tư vào xe điện có thể cảm thấy không hài lòng bằng quyết định của mình. Việc không thể tận dụng những lợi ích mà xe điện mang lại do hạn chế về hạ tầng tầng có thể dẫn đến cảm giác đau khổ và thất vọng. Khi sự không hài lòng này kéo dài, nó có thể tạo ra một vòng luẩn quẩn, trong đó tâm lý tiêu cực dẫn đến việc giảm tốc độ sử dụng xe điện, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của ngành công nghiệp xe mới mẻ này.
Rất nhiều người dùng xe điện có thể trải nghiệm cảm giác giác bất an khi không có trạm sạc gần nơi mình sinh sống hay chỗ làm việc. Những yếu tố như khoảng cách di chuyển, điều kiện thời tiết xấu, hoặc xe phải chuyển hướng do giao thông bị kẹt đường, sẽ làm tăng cảm giác này. Họ có thể phải quan tâm và bị chi phối về suy nghĩ sẽ hết pin mà không có trạm sạc.
Ngay cả khi biết được phía trước có trạm sạc thì những người mới sử dụng xe điện cũng vẫn có cảm giác bất an về thời gian phải chờ đợi nếu như không may mắn các trụ sạc quá ít và đang quá tải phải chờ đợi, hoặc thậm chí là nó không thể sử dụng được vì không được cấp quyền cho thương hiệu xe của mình đang sử dụng. Tất cả lại là thêm mối lo âu.
Ngoài các yếu tố tâm lý cá nhân, việc sử dụng xe điện trong bối cảnh thiếu trạm sạc cũng ảnh hưởng đến hình ảnh và nhận thức xã hội về phương tiện tiện ích này. Người tiêu dùng có thể cảm thấy rằng việc sử dụng xe điện là một lựa chọn khó khăn và không thực tế ngay cả với thương hiệu xe mình thích vì thiếu tiện ích.
Mặc dù xe mang lại nhiều lợi ích cho môi trường, nhưng cảm giác không thoải mái và khó khăn trong công việc sử dụng chúng có thể tạo ra sự đồng cảm tiêu cực cho những người chưa bao giờ trải nghiệm và hình thành tâm lý sẽ nói không với xe điện. Điều này có thể gây trở ngại cho việc tăng cường sự chấp nhận xã hội cho xe điện và thậm chí là tác động đến chính sách chuyển đổi xanh từ các chính phủ và các quốc gia
Sự thiếu hệ thống trạm sạc và những hoạt động tâm lý có thể dẫn đến các hành động mua sắm có thể khác biệt, chọn lựa thương hiệu xe có độ phủ mạnh về trạm sạc. Những người đã quyết định mua xe điện cũng có thể chuyển hướng sang các loại phương tiện tiện ích khác. Điều này có thể làm chậm sự phát triển của thị trường xe điện và làm giảm động lực của các nhà sản xuất trong công việc đầu tư vào công nghệ này. Khi tâm lý lo lắng trở thành rào cản chính trong quyết định mua xe điện, điều này sẽ cản trở sự phát triển của ngành công nghiệp xe điện và làm chậm quá trình chuyển đổi.
Để giảm bớt những ảnh hưởng đến tâm trí lo âu khi sử dụng xe điện, các nhà sản xuất phải có trách nhiệm phát triển rộng rãi hệ thống trạm sạc nhanh, hoặc có sự liên kết với các đối tác để tạo sự thuận lợi trong việc sử dụng trạm sạc. Với bộ sạc công suất nhỏ theo xe thì chưa thể giải quyết được vấn đề nhức nhối cho sạc pin xe được, không nhiều hộ gia đình có một chỗ đậu xe trong nhà để sạc với thời gian dài, điều này rất thực tế tại Việt Nam khi kiểu nhà ống khá bất tiện đỗ xe trong nhà thời gian lâu.
Những điều bất tiện và ảnh hưởng đến tâm lý của việc lái xe điện trong bối cảnh thiếu trạm sạc là vấn đề cần được xem xét một cách nghiêm túc, không nên chỉ chăm chăm bán xe với những lời quảng cáo ngọt ngào mà đẩy việc sử dụng xe điện trở thành ác mộng. Sự lo lắng, tiên liệu rủi ro, và cảm giác bất an không chỉ ảnh hưởng chỉ đến trải nghiệm cá nhân mà còn tác động tiêu cực đến sự phát triển của toàn ngành công nghiệp xe điện. Việc cải thiện hệ thống trạm sạc, tăng cường số lượng điểm sạc trải rộng và cập nhật thông tin địa chỉ hệ thống trạm sạc thì mới giải quyết được vấn đề này và khi đó xe điện mới thực sự có ý nghĩa.
Tuấn Phạm