Bài toán nhập xe từ Asean dung tích nhỏ (đạt 40% tỉ lệ nội địa của nước sản xuất) vừa được hưởng thuế suất 0% mà còn lợi về thuế TTĐB ở Việt Nam. Tuy nhiên nó dường như bị phá sản với  liên tiếp nghị định 116 và quyết định của Bộ tài chính gần đây khi giảm thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng linh kiện xe ô tô về 0%.

Với những diễn biến trên thị trường một năm qua và đỉnh điểm vài tháng gần đây, có thể cho thấy bài toán nhập xe có dung tích từ thị trường Asean thay thế cho sản phẩm lắp ráp tại Việt Nam là một hướng đi đúng đắn và có tính hiệu quả cao. Nó còn được củng cố bằng việc các đơn vị trong ngành xe ở phân khúc phổ thông luôn đưa ra những chương trình hạ giá, khuyến mãi nhằm đẩy đi được càng nhiều càng tốt chuẩn bị cho năm 2018, là năm dự báo bùng nổ về xe nhập ở thị trường Việt Nam.

Trong bối cảnh vài thương hiệu dần dịch chuyển từ lắp ráp sang nhập một số dòng xe thì Honda CR-V cũng tiếp bước, rõ ràng những tính toán của chiếc xe này đều hoàn toàn hợp lý khi chuyển từ lắp ráp thế hệ 4 sang nhập khẩu thế hệ 5 từ Thái Lan. Theo tính toán thì CR-V mới sẽ được hưởng 0% thuế nhập khẩu, bên cạnh đó chỉ phân phối phiên bản có động cơ 1.5L tăng áp nên còn được lợi đáng kể trong phần thuế TTĐB, từ những điểm lợi này mà có thể CR-V sẽ có giá cạnh tranh trước đối thủ số một là Mazda CX-5 và nhiều đối thủ khác, lại còn mang tiếng xe nhập có chất lượng.

Nhưng chẳng ai ngờ nghị định 116/2017/NĐ-CP ban hành ngày 17/10 lại đưa ra những quy định bắt buộc chặt chẽ hơn, trong đó với những chiếc xe nhập khẩu chưa qua sử dụng, nó làm cho doanh nghiệp nhập khẩu phải tốn thời gian và công sức để có đủ bộ giấy tờ quy định, thời gian lưu cảng lâu hơn cho công tác kiểm định ngẫu nhiên một xe đại diện cho cả lô xe nhập dẫn tới tăng phí, khó khăn nhất là giấy chứng nhận chất lượng cho lô xe. Hôm 13/11 ra mắt CR-V thế hệ 5 tại Việt Nam nhưng không có giá chính thức, nhiều người cho rằng do dè chừng đối thủ CX-5 cũng ra mắt cách đó vài ngày nên không có giá chính thức, nhưng thực chất do ảnh hưởng từ nghị định 116 mà CR-V chưa thể đưa ra được cái giá cuối cùng mà nhiều khả năng không thể có giá cạnh tranh tốt.

Khi nghị định 116 ảnh hưởng ít nhiều đến CR-V nhập vẫn còn đó, thì ngày 16/11 nghị định 125/2017/NĐ-CP được ban hành, trong đó sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan. Trong nghị định thì ở ‘Điều 7a’ có đề cập đến quyết định hạ giá một số mặt hàng linh kiện ô tô nhập khẩu về thuế suất 0%, đây rõ ràng là cơ hội cho những đơn vị nỗ lực theo đuổi con đường lắp ráp, trong đó có: Mazda CX-5, Nissan X-Trail, và Mitsubishi Outlander cũng chuẩn bị được lắp ráp tại Việt Nam đầu năm 2018. Như thế CR-V cho đến thời điểm này có thể thấy đã bước hẫng khi chuyển từ lắp ráp sang nhập, khả năng cạnh tranh sẽ kém đi rất nhiều vì không thể chủ động về giá tốt như các xe lắp ráp trong nước. Trong khi đó chuyện đổi từ nhập sang lắp ráp hay ngược lại không thể thay đổi một sớm một chiều, và cơ hội bán xe sẽ dần đánh rơi vào tay đối thủ.

Bùi Phạm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *