Vào lúc 3 giờ chiều ngày 8 tháng 5 năm 1945, sau khi Đức đầu hàng chính thức một ngày thì Winston Churchill đã đưa ra một thông báo trên sóng phát thanh kết thúc thế chiến thứ 2. Ngày này được đặt tên là Victory in Europe Day (VE Day).
Có một câu chuyện ít được biết đến mà chúng tôi muốn kể. Câu chuyện về một chiếc xe máy hai thì bị lãng quên, chiếc xe có nhiệm vụ được ném ra khỏi máy bay cùng với lính nhảy dù để đóng vai trò quan trọng trong việc đánh bại Đức quốc xã, nó là chiếc Royal Enfield (Flying Flea).
Trong thế chiến thứ 2, việc nhảy dù ra khỏi máy bay là một khái niệm mới lạ, khi chiến tranh bùng nổ vào năm 1939, Anh không có lực lượng không quân nên Churchill đã ra lệnh thành lập một quân đoàn nhảy dù và tàu lượn khoảng 5.000 quân vào tháng 6 năm 1940. Việc nhảy dù tiếp đất được đã là một thành công, công việc sau dó là phải mang vác một đống trên lưng và vũ khí chiến đấu, đôi khi vì sức khỏe có hạn nên vũ khí cũng bị giới hạn, hơn nữa phải di chuyển bộ là một yếu điểm không thể gây bất ngờ cho địch được.
Ban đầu, xe đạp gấp được xem là giải pháp, nhưng những người lính đã thực sự thích ý tưởng nhảy ra khỏi chiếc máy bay với một chiếc xe máy hơn là một chiếc xe đạp gấp cột vào trước ngực. Trong trường hợp tiếp đất thành công với một chiếc xe đạp, nhưng chẳng may vào ngay cánh đồng lầy lội thì nó vô tác dụng và chẳng khác nào là rác.
Tuy nhiên những chiếc xe máy lúc bấy giờ thì lại quá nặng nề cho ý tưởng này, nên một dự án vào đầu năm 1942 được dẫn dắt bởi Arthur Bourne, một biên tập viên của tạp chí The Motor Cycle bán chạy nhất của Anh lúc bấy giờ, là tạo ra một chiếc xe máy nhẹ hơn, linh hoạt hơn. Trước đó, một chiếc xe máy có tên RT100 loại 2 thì có dung tích 97,5cc do nhà sản xuất DKM của Đức sản xuất được bí mật đệ trình, nhưng các quan chức quân đội khoanh tay lắc đầu.
Nhu cầu thực tế cần một chiếc xe máy nhỏ gọn cho lính nhảy dù bị bế tắc, chính vì vậy mà Arthur Bourne đã rủ người bạn của mình là ông chủ của hãng sản xuất xe đạp Royal Enfield, Thiếu tá Frank Smith cùng quay trở lại với các quan chức quân đội với ý tưởng mới, kế hoạch sẽ tiến hành sản xuất một chiếc xe máy tương tự như chiếc DKW của Đức và đặt tên là Model RE nhưng được trang bị động cơ 126cc lớn hơn phù hợp với điều kiện chiến trường.
Khi chiếc xe đầu tiên được mang tới cho những quan chức quân đội, họ đã phì cười vì nghĩ đó chỉ là trò đùa, nhưng họ nhanh chóng ngưng cười khi một trong số những quan chức bắt đầu chạy thử nó, ngạc nhiên với chiếc xe. Một trong số đó là thiếu tướng Frederick Browning – người chịu trách nhiệm cung cấp cho lực lượng không quân các thiết bị đặc biệt, bản thân ông cũng là người đam mê xe hai bánh, ông đã thốt lên “ chúng ta cần phải có chúng”.
Ngay sau đó thì Bộ chiến tranh đã chốt đặt hàng 4.000 chiếc RE, nhưng cái tên này mau chóng được thay đổi thành biệt danh “Flying Flea”, chiếc xe chỉ nặng 56kg và rất dễ dàng cùng lính nhảy dù thoát ra khỏi máy bay để tiếp cận gần mục tiêu. Vì tự trọng nhẹ nên chiếc xe giúp lính dù vượt qua các đồi dốc, thậm chí là vùng lầy để tiếp cận mục tiêu, bình xăng xe chứa được ½ gallon xăng (1.89 lít), số nhiên liệu này giúp nó di chuyển được quãng đường 150 dặm (242km), tốc độ tối đa đạt 56 – 64km/h. Quả là rất tiết kiệm nhiên liệu và hiệu quả.
Chiếc xe có 3 cấp số, động cơ 126cc có thể chạy bằng nhiên liệu chất lượng cao dành cho xe nhà binh, hệ thống treo thiết kế đơn giản bao gồm 3 đệm chắc chắn, đây là một thiết kế rẻ tiền nhưng nó đủ giúp cho chiếc xe tiếp đất không nảy xóc, ống xả cũng được thiết kế yên tĩnh đặc biệt. Flying Flea là một bước tiến phi thường được phát triển trong một thời gian ngắn, thích nghi với việc sử dụng trong chiến tranh. Theo lời quản lý của Bảo tàng Hàng không Jon Baker, đây là một ví dụ điển hình của ngành công nghiệp chế tạo trong thời kỳ chiến tranh.
Khi số lượng xe đã đầy đủ và sẵn sàng cho trận chiến, chúng được nhảy dù cùng với lính từ chiếc Douglas C-47 Dakotas của Mỹ, những chiếc Fying Flea tham gia trong nhiều trận chiến, đỉnh điểm là trận Arnhem. Chiếc xe được sử dụng trong nhiều việc như thiết lập liên lạc giữa các đơn vị, trinh sát, vận chuyển quân, cứu hộ. Nhưng không phải tất cả đều nhảy ra từ máy bay, mà một số được vận chuyển tiếp đất bằng tàu lượn, mộ số được đưa lên bờ bằng tàu đổ bộ của Hải quân Hoàng Gia, đặc biệt là trong ngày D-Day.
Sư đoàn đầu tiên đổ bộ là Sư đoàn 3 Bộ binh, được trang bị 600 chiếc thả từ máy bay để điều phối các cuộc đổ bộ trên bãi biển, một số khác tham gia chiến đấu cùng với quân đồng minh từ tàu đổ bộ.
Nhà nghiên cứu lịch sử Hoàng gia Enfield Gordon May giải thích, khi đã ở trên cát, những chiếc Flea dễ dàng vượt qua địa hình hiểm trở dưới hỏa lực mạnh từ kẻ địch. Ở những nơi khác như chiến dịch Market Garden xe được thả ở Paras cách Arnhem 8 dặm. Những đơn vị pháo binh sử dụng xe Jeep, nhưng các tiểu đoàn bộ binh trên mặt đất sử dụng nhiều Flying Flea, nó cho phép một binh lính dù to con cũng vẫn có thể tiến nhanh thần tốc đánh địch, nó thực sự là một bảo bối làm kẻ thù bất ngờ.
Được sử dụng trong nhiều trận chiến, chỉ một số ít Flying Fleas còn tồn tại và được các tay sưu tầm cho đến ngày nay. Vì vậy với những người sưu tầm chiếc Royal Enfield Flying Flea hẳn biết rất rõ về công trạng của chiếc xe này trong Thế Chiến 2.
Quốc Huy