Những người thường đi máy bay sẽ thường được nghe tiếp viên hàng không thông báo rằng “Xin vui lòng tắt toàn bộ thiết bị điển tử để chuẩn bị cất cánh”… Vậy chúng ta làm điều đó vì mục đích gì? Tại sao?
Quay lại hồi năm 2011, nam ca sĩ/diễn viên – Alec Baldwin bị buộc rời khỏi máy bay của hãng American Airlines vì không chịu tắt điện thoại do đang chơi game dang dở. Thời điểm đó các hãng bay rất khắc khe trong vấn đề thiết bị điện tử. Nhưng cách đây không lâu, một vài hãng hàng không đã không còn nói về việc tắt các thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính bảng, máy đọc sách…) trong suốt chuyến bay nữa mà chỉ thay đổi sang đặt thiết bị ở chế độ máy bay.
Vậy tại sao chúng ta lại phải đặt ở chế độ máy bay hoặc tắt đi?
Lý do hàng đầu là hoạt động của các thiết bị từ điện thoại, máy tính bảng, laptop điện tử,… vì nó có thể phát ra sóng vô tuyến gây nhiễu hệ thống điện tử của máy bay. Giai đoạn cất cánh và hạ cánh của máy bay được xem là thời phút quan trọng nhất của mỗi chuyến bay, đòi hỏi các phi hành đoàn tập trung cao độ, liên lạc thường xuyên với trạm kiểm soát dưới mặt đất. Thực tế, các vụ tai nạn nguy hiểm đều xảy ra ở giai đoạn cất cánh và hạ cánh. Việc sử dụng các thiết bị điện tử gây trở ngại trong việc liên lạc giữa phi công, máy bay với các hệ thống ở đất liền.
Vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu ta không đặt thiết bị điện tử ở chế độ máy bay?
Trong nhiều năm, cơ quan quản lý an toàn chuyến bay của các hãng hàng không đều thừa biết có hàng tá hành khách không để thiết bị ở chế độ máy bay (Airplane mode). Và phần lớn là do hành khách không hề hay biết rằng một số thiết bị như máy đọc sách, tai nghe, đồng hồ thông minh,… vẫn đang sử dụng dữ liệu Bluetooth và cần phải bật chế độ máy bay. Máy bay chẳng gặp sự cố gì chỉ vì vài người không tuân theo cảnh báo, theo như dự đoán, hầu hết các thiết bị điện tử đều không sử dụng cùng tần số với hệ điều hành máy bay nhưng tất nhiên để tránh rủi ro còn lại và không mất thời gian vào việc kiểm tra, các hãng hàng không thực hiện giải pháp đơn giản hơn là cấm sử dụng hẳn.
Đã có 2 trường hợp nghiêm trọng được ghi nhận: vụ rơi máy bay Crossair ở Thụy Sĩ năm 2000 khi tín hiệu của phi công bị nhiễu vì sóng lạ, và vụ thứ hai là rơi máy bay ở New Zealand năm 2003. Nhưng các vụ tai nạn trên vẫn là ngoại lệ và vẫn còn nhiều nghi vấn.
Theo nguoivietphone