Hôm thứ Năm (02/04/2020), Google đã công bố báo cáo cho 131 quốc gia, cho thấy liệu các chuyến đi lại tới cửa hàng, công viên và nơi làm việc có giảm trong tháng 03/2020 hay không, khi nhiều chính phủ ban hành lệnh yêu cầu người dân ở nhà để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19.
Cơ sở phân tích dữ liệu vị trí từ hàng tỷ người dùng điện thoại của Google là bộ dữ liệu công khai lớn nhất hiện có, để giúp các cơ quan y tế đánh giá xem mọi người có tuân theo các mệnh lệnh yêu cầu ở trong nhà và lệnh khác tương tự được ban hành trên toàn thế giới hay không.
Các báo cáo đưa ra các biểu đồ so sánh các chuyến đi đến tàu điện ngầm, xe lửa và trạm xe buýt, cửa hàng tạp hóa và các danh mục địa điểm khác trong những tuần gần đây so với khoảng thời gian năm tuần đầu năm 2020. Đối với một số quốc gia, Google đưa ra cả biểu đồ dữ liệu theo khu vực, chẳng hạn như các quận ở Mỹ.
Facebook, cũng giống như Google với hàng tỷ người dùng, đã chia sẻ dữ liệu vị trí với các nhà nghiên cứu phi chính phủ đang tạo ra các báo cáo tương tự cho chính quyền ở một số quốc gia. Nhưng Facebook không công bố bất kỳ kết quả nào.
Các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm cho biết phân tích về việc đi lại giữa các nhóm theo độ tuổi, thu nhập và các khía cạnh nhân khẩu học khác có thể giúp định hình các thông báo dịch vụ cộng đồng.Google, cung cấp thông tin nhân khẩu học từ người dùng Internet cũng như một số dữ liệu được cung cấp khi ghi danh dịch vụ của Google, nói rằng không báo cáo thông tin nhân khẩu học.
Google cho biết họ đã xuất bản các báo cáo để tránh bất kỳ sự nhầm lẫn nào về những gì hãng cung cấp cho chính quyền, làm dấy lên cuộc tranh luận toàn cầu xoay quanh việc cân bằng giữa quyền riêng tư với nhu cầu ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.
Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc và các quốc gia khác đã yêu cầu người dân sử dụng các ứng dụng và công nghệ khác để theo dõi việc tuân thủ kiểm dịch, nhưng các nhà hoạt động bảo mật cho rằng các biện pháp như vậy có thể làm tổn hại đến quyền tự do cá nhân.
Dữ liệu trong các báo cáo Google đến từ những người dùng đã kích hoạt tính năng Lịch sử Vị trí (Location History) trên các thiết bị của họ. Công ty cho biết họ đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo rằng không xác định được cá nhân cụ thể nào thông qua các báo cáo mới.
Google cho biết tham khảo ý kiến với các quan chức ở California, Texas, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã giúp thông báo chia sẻ dữ liệu.
Theo nguoivietphone