Hệ thống truyền động của xe ô tô bao gồm bộ ly hợp, hộp số, trục các đăng, bộ truyền lực chính với bộ vi sai và các trục bánh xe.
Chức Năng
Truyền mô-men xoắn và tốc độ quay của động cơ đến các bánh xe chủ động, tăng mô-men xoắn đến các bánh xe chủ động, giảm tốc độ quay động cơ đến các bánh xe chủ động.
Các kiểu dẫn động
Tùy thuộc vào cầu dẫn động, người ta phân biệt cầu sau chủ động, cầu trước chủ động, tất cả các các cầu chủ động.
Cầu sau chủ động
Có động động cơ đặt phía trên hoặc ngay sau trục trước, bố trí theo chiều dọc. Lực từ động cơ được truyền hết ra sau xe. Kết cấu hệ truyền động này gồm ly hợp hoặc biến mô, có tác dụng truyền mô-men xoắn và tốc độ quay động cơ ra hộp số. Trong hộp số, mô-men xoắn và tốc độ quay được thích nghi theo điều kiện lái thông qua các cặp bánh răng gọi là cấp số. Do phải chuyển lực ra phía sau xe nên xuất hiện trục các đăng truyền mô-men xoắn và tốc độ động cơ từ hộp số nhiều cấp tới bộ phận truyền lực chính cầu sau.
Đường truyền lực được chuyển theo hướng 90 độ đến các bán trục. Mo-men xoắn được gia tăng theo tỷ số truyền của bộ truyền lực chính, tốc độ quay bị giảm và truyền đến các bán trục, các bán trục có chức năng truyền mô-men xoắn và tốc độ quay tới các bánh xe của cầu sau.
Đặc điểm của xe cầu sau là thấy có dầm hộp cho trục các đăng nổi lên trong khoang hành khách, phân bổ trọng lượng thuận lợi hơn giữa trục trước và trục sau. Các bánh trước truyền lực bám ngang lớn do chỉ chịu tác động lực đánh lái vô-lăng. Tăng lực kéo khi xe tăng tốc hoặc lên dốc do tải trọng bánh xe tăng.
Cầu trước chủ động
Với kết cấu cầu trước chủ động, công suất dẫn động được truyền qua các bánh xe trước, thường thì động cơ được đặt phía trước theo phương dọc hoặc ngang. Động cơ, bộ ly hợp, hộp số và bộ truyền lực chính được, bộ vi sai, được tích hợp thành một đơn vị duy nhất.
Đặc điểm của kiểu dẫn động này là khả năng truyền lực bám ngang lên các bánh xe giảm do đồng thời các bánh xe chịu lực kéo. Khi tăng tốc thì lực lực bám ngang và lực kéo trên các bánh xe trước đều giảm vì các bánh xe trước được giảm tải.Do có đồng thời nhiều lức tác dụng lên bánh xe nên ảnh hưởng trực tiếp đến tính năng lái.
Các cầu chủ động
Công suất dẫn động được cả bốn bánh xe truyền xuống mặt đường, người ta cũng phân biệt giữa các ô tô có hệ dẫn động 4 bánh chuyển đổi được và kiểu dẫn động thường trực với tất cả các bánh xe với sự phân phối mô-men khác nhau đến từng bánh trước và sau.
Kiểu dẫn động bốn bánh chuyển đổi được là các bánh xe chủ động được kết nối khi cần thiết nhờ bộ ly hợp, ví dụ như khi phải chạy tuyết hay lái xe địa hình.
Kiểu dẫn động thường trực là các bánh xe luôn chủ động. Có một bộ vi sai trung tâm giữa cầu trước và cầu sau để cân bằng sự khác biệt giữa tốc độ quay của các bánh xe ở các cầu dẫn động. Thông qua hộp phân phối thì công suất dẫn động được truyền tới cầu trước và cầu sau.
Đặc điểm của kiểu dẫn động các cầu này là lực kéo tổng cộng của các bánh xe chủ động lớn hơn so với ô tô chỉ có dẫn động cầu trước hoặc cầu sau. Tính ổn định dẫn hướng cao, đặc biệt khi quay vòng, do các bánh xe truyền lực kéo nhỏ hơn, nhờ vậy có lực bám ngang dự trữ lớn hơn. Tiêu thụ nhiên liệu nhiều hơn vì có khối lượng lớn hơn và tổn hao do ma sát.
Tổn hao công suất do ma sát của các hệ dẫn động
Ma sát trong các bánh răng, ổ trục, hộp số, các trục,là nguyên nhân gây tổn hao công suất khi ra tới bánh xe. Thống kê cho thấy tổn hao công suất của các kiểu dẫn động là khác nhau,tùy thuộc vào độ phức tạp của các hệ dẫn động.
Quốc Huy