Infiniti, Lexus, Acura chắc chắn sang trọng và chất lượng hơn hẳn những mẫu xe phổ thông còn lại của các hãng này. Toyota cũng như Volkswagen Đức, ngược lại thì Lexus hay Acura, Infiniti được lấy BMW, Audi, Mercedes của Đức làm đối trọng. Vậy người Nhật thành công nhờ đâu?
Vào cuối Thế chiến II, Nhật Bản nhận ra một trong những lý do khiến họ thua cuộc Chiến tranh là vì các sản phẩm Chiến tranh của họ không có chất lượng, chúng chỉ có chất lượng trong khu vực hạn chế ở châu Á. Chỉ cần nhìn vào xe tăng của họ so với xe tăng của Mỹ hoặc xe tăng Đức, xe tăng Nhật Bản thực sự chỉ là rác. Họ chỉ có những chiến thắng tại sân nhà là Vành đai Thái Bình Dương bởi vì mặc dù xe tăng của họ là rác, nhưng tất cả các quốc gia mà họ đang chiến đấu đều ở Châu Á và không có xe tăng tốt cho đến khi Mỹ hiện diện.
Trong Thế chiến 2, bất kỳ nhà thầu quân sự nào của Mỹ cung cấp vũ khí và đạn dược đều phải tham gia Lớp chất lượng UC Berkeley (còn gọi là Cal) với Giáo sư Tiến sĩ W.Edward Deming, sử dụng phương pháp thống kê để tạo ra sản phẩm chất lượng.
Vào cuối Thế chiến II với sự đầu hàng của Nhật Bản, Tướng MacArthur nhận nhiệm vụ hỗ trợ tái thiết xây dựng lại đất nước Nhật Bản, để làm điều này, MacArthur đã mời Tiến sĩ Deming cùng tham gia. Người Nhật biết được Tiến sĩ Deming đang đến với họ và họ đã biết chính xác ông là ai. Người Nhật vào cuối cuộc chiến rất nghèo, họ thậm chí không có tiền để mua cho ông ta một vé máy bay. Vì vậy, họ đã viết thư cho Tiến sĩ Deming và hỏi ông rằng “ khi ông đến Nhật Bản, liệu ông có dạy cho chúng tôi phương pháp Chất lượng không.” Tiến sĩ Deming trả lời: “Khi tôi đến Nhật Bản, tôi không muốn nói chuyện với người lao động bình thường, người quản lý, quản đốc, giám đốc, người giám sát, v.v., tôi chỉ muốn nói chuyện với “Shacho’s” của công ty, còn gọi là Chủ tịch, ông chủ, bất cứ điều gì, tôi muốn nói chuyện với chỉ người cao nhất trong công ty về Chất lượng”. |
Khi Deming đến Nhật Bản, ông nói với những Giám đốc điều hành hàng đầu của các công ty rằng, nếu bạn làm theo mọi điều tôi dạy, trong 10 năm nữa, bạn sẽ bắt đầu vượt qua nước Mỹ. Thay vì phấn khởi thì những người này lại rơi vào sự sợ hãi vì không tin tưởng những gì họ đã nghe từ Demings, nhưng không có đường lùi nào khác nên họ đã phải làm những gì Demings truyền đạt, và điều đó đã chứng minh ông ấy đúng.
Một trong những công ty tuân theo triết lý Chất lượng Deming này là Toyota. Nếu bạn từng đến Nhật Bản và tham quan Toyota Factory HQ, bạn sẽ thấy dọc theo một bức tường khổng lồ về tất cả các Chủ tịch trước đây của Toyota, và ở giữa tất cả những bức ảnh này, bức ảnh lớn nhất có kích thước gấp khoảng 3 lần tất cả các bức ảnh khác, là bức ảnh của một người Mỹ, đó là Tiến sĩ W. Edwards Deming. “Cha đẻ chất lượng cho Toyota”.
Một trong những triết lý của Demings không chỉ là các nhóm Kỹ sư và Thiết kế, các nhóm lắp ráp mà còn là các nhóm Tiếp thị và Bán hàng để tìm và phát triển theo đuổi các thị trường mới. Một công ty khác cũng đã làm điều này là Honda. Vì vậy, trong những năm 1980, Honda tiếp tục phát triển với những chiếc mô tô 50cc nhỏ huyền thoại của họ trên khắp châu Á với các liên doanh xe đầu tiên của họ. Triết lý Deming cũng được áp dụng trong nhánh xe hơi của Honda mà thành công có thể kế tới là Civic và Accords. Honda đã nghiên cứu và thực hành triết lý Demings để mở rộng chinh phục đến nhiều thị trường trên thế giới.
Những năm 1980, thương hiệu xe sang tại thị trường Mỹ khi nhắc tới không phải là Acura mà là xe Đức như: Mercedes, Audi, BMW, Porsche. Nhưng Acura đã xuất hiện như là một thương hiệu hạng sang của Honda và tạo ra những thành công nhất định tại thị trường này.
Toyota đã nhìn thấy điều này và tạo ra thương hiệu “Lexus” cao cấp của họ. Trong lựa chọn thương hiệu cao cấp của họ, nghiên cứu cho thấy cái tên “Lexis” quá nữ tính, nhưng “Lexus” thì nam tính hơn nên họ đã đi theo tên gọi này, và mục tiêu của họ là những chiếc xe Đức cao cấp mà chính xác là đối thủ Mercedes-Benz, “L” cũng là một ẩn ý đứng trước “M” trong bảng chữ cái khi khách hàng tìm kiếm hay đọc.
Nissan đã cũng nhìn thấy điều này và xây dựng dòng sản phẩm cao cấp Infiniti của họ theo cùng một cách. Ngoài ra, chữ “I”, trước chữ “L” cho Lexus và “M” cho Mercedes trong bảng chữ cái. Còn Honda đã chọn Acura “A” đầu tiên trong hầu hết các bảng chữ cái phương Tây. Cả ba thương hiệu này không chỉ chinh phục thị trường Mỹ mà còn cả các thị trường giàu có khác là châu Âu.
Ở châu Âu, “Mọi con đường đều dẫn đến Đức”, người Đức có quyền lực lớn ở châu Âu. Ngoài ra, sau Thế chiến II, các thiết kế và công nghệ xe hơi của Mỹ không có gì phù hợp để cung cấp cho người Nhật. Đường phố Nhật Bản nhỏ và hẹp như đường phố châu Âu trong khi các thiết kế xe Mỹ là rất to và dài. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi những chiếc xe của Nhật đầu tiên ảnh hưởng rất nhiều từ thiết kế của châu Âu. Nếu nhìn vào những chiếc xe đầu tiên của Toyota, chúng trông giống như Peugeot 404. Những chiếc Nissan đời đầu (còn gọi là Datsun trông giống Fiat, một số người nói rằng chúng trông giống BMW) và chiếc xe Datsun Z đã sao chép chiếc coupe thể thao 2 cửa Jaguar XK; Mazda đã lấy động cơ Wankel của Đức và làm cải tiến. Subaru đã lấy động cơ boxer 04 xy-lanh của Porsche và làm mát bằng nước.
Việc các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản mô phỏng lại những chiếc xe hơi hạng sang cao cấp của Đức là điều đương nhiên. Chẳng hạn như Toyota cố tạo cho Lexus sang trọng trong khoang cabin để bù lại cho việc thua kém công nghệ ở những chiếc xe đầu tiên họ tham gia thị trường xe sang, Toyota còn tạo ra những chiếc xe cho các đường đua tại Đức để lấy tiếng. Chúng ta không lạ khi hầu hết các thương hiệu cao cấp như: Lexus, Acura, Infiniti đều mang xe thử nghiệm ở châu Âu, trên Autobahn và đường đua Nurburgring.
Triết lý chất lượng của Deming mang lại thành công lớn cho các thương hiệu xe sang Nhật Bản, và thậm chí còn làm cho những đối thủ xe Đức “nhột”, triết lý Chất lượng làm cho những chiếc xe Nhật bền bỉ và ổn định hơn trong cả hệ thống điện tử nhưng có giá mềm hơn xe Đức. Trong danh sách đề cử xe đáng tin cậy hàng năm thì Lexus và một vài mẫu xe Nhật còn vượt qua xe Đức.
Khi Toyota đã nắm giữ được các bí kíp “Chất lượng” họ còn ký những thỏa thuận “Trọn đời” không tiết lộ cho đối thủ cạnh tranh với tất cả những nhân viên và kỹ sư tham gia vào các dự án phát triển công nghệ và xe, các thỏa thuận này còn cấm các nhân viên làm việc cho hầu hết các đối thủ, thậm chí ngay sau khi nghỉ việc hay về hưu. Tuy nhiên trong một list các công ty liệt kê ra thì không có Porsche, bởi vì Porsche là một thương hiệu xe thể thao có thị trường nhỏ và không thực sự đe dọa đến mảng xe sang của Toyota, sản phẩm của họ khi đó chỉ là những chiếc xe thể thao 2 cửa không gây hại cho Toyota.
Hơi ngược đời nhưng chính có một khoảng thời gian Porsche lại thuê những nhân sự của Toyota sau khi đã nghỉ về cộng tác để xây dựng triết lý chất lượng Deming, đó là vào giữa những năm 1990 và chất lượng của Porsche đã cải thiện đáng kể cho tới ngày nay. Triết lý chất lượng Demings cũng là tiền đề để Porsche lấn sân sang các mảng xe đa dụng hơn như SUV và Sedan coupe để mở rộng thị trường, thay vì chỉ những chiếc xe thể thao coupe dựa trên huyền thoại 911.
Nếu không có sự mở rộng này, Porsche chưa chắc đã tồn tại được cho tới nay và có nguy cơ phá sản vì thị trường xe thể thao 2 cửa là rất nhỏ.
Quốc Huy