autocarvietnam
Quốc Huy

Nội địa hóa là những linh kiện phục vụ cho lắp ráp một chiếc  ô tô được sản xuất bởi chính đơn vị lắp ráp hoặc được cung cấp từ các doanh nghiệp nội địa bên ngoài. Như thế các linh kiện nội địa hóa sẽ là đóng vai  trò trong việc định lượng % tỉ lệ nội địa hóa trên một chiếc ô tô được  sản xuất lắp ráp trong nước.

Tôi vẫn hay nghe không phải một người nhưng rất rất nhiều người bi quan cho rằng với mặt bằng phát triển cơ khí chế tạo hiện tại như ở Việt Nam thì sản xuất một con ốc vít đủ tiêu chuẩn cũng không nổi huống hồ sản xuất những chi tiết về xe ô tô, điều này có thể đúng cách đây vài thập niên nhưng giờ nó đã sai và là quá khứ. Tôi xin khẳng định là các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam thừa sức làm nhiều chi tiết thuộc về phần cứng trên những chiếc ô tô, chưa kể rất nhiều công ty nhà máy của các doanh nghiệp nước ngoài đang đóng quân trong các khu công nghiệp ngày ngày xuất đi thế giới nhiều container rất nhiều chủng loại linh kiện xe ô tô mà chúng ta không hay biết mà thôi.

nội địa hóa linh kiện

Bất kể một doanh nghiệp nào lắp ráp và sản xuất xe ô tô đều mong muốn gia tăng tỉ lệ nội địa hóa nếu điều đó thật sự mang lại việc hạ giá thành sản xuất, gia tăng lợi nhuận và đặc biệt là có thể giúp tăng sức cạnh tranh về giá bán cũng như hướng tới xuất khẩu. Nhưng điều này có thể dễ với những doanh nghiệp tạm gọi là F1 (Honda, Toyota, Mercedes-Benz, Mitsubishi Motors Việt Nam ) tại Việt Nam vì trực thuộc công ty mẹ bên nước ngoài, điều thuận lợi của những công ty này là họ không bị vướng quá nhiều về xin bản quyền và sự khắt khe về kiểm soát chất lượng món linh kiện từ công ty mẹ, vấn đề của họ là quy mô và sự đầu tư ban đầu cho việc sản xuất linh kiện đó hoặc mang gia công tại một doanh nghiệp trong nước có tính khả thi về kinh tế hay không so với việc nhập khẩu.

nội địa hóa linh kiện Đối với những công ty đối tác tạm gọi là F2 (Thaco, Hyundai Thành Công) thì việc thực hiện nội địa hóa nhiều chi tiết linh kiện không hề khó, họ đã lãm điều này nhưng không phải tự do muốn nội địa hóa bao nhiêu thì làm vì nó liên quan đến bản quyền và chính sách kiểm soát chất lượng ngặt nghèo của tập đoàn mẹ.

Trong một cuộc nói chuyện ngắn với đại diện một doanh nghiệp lắp ráp xe tầm cỡ họ cho biết, việc gia tăng tỉ lệ nội địa hóa linh kiện không phải là khó nếu họ có nhiều quyền hạn trong một sản phẩm ô tô được lắp ráp, nhưng để xin phép công ty mẹ nội địa một chi tiết linh kiện nào đó không phải là chuyện dễ làm, mà có cho làm thì cũng phải đầu tư bài bản cơ sở vật chất và trải qua tất cả những quy trình thử nghiệm nhiều tháng, rồi chỉnh sửa lên xuống…. rất nhiêu khê. Hoặc có liên kết với một đơn vị ngoài thì cũng phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chất lượng, có giấy chứng nhận của các đơn vị kiểm nghiệm được chỉ định.

nội địa hóa linh kiện

Nếu giả sử linh kiện đạt chuẩn thì rồi thì cũng bị kiểm soát về số lượng sản xuất ra bởi công ty mẹ, rồi phải trả thêm tiền bản quyền trên mỗi đơn vị linh kiện, điều này các công ty F1 lại không bị. Nếu là một doanh nghiệp tầm cỡ như thế còn khó khăn trong việc nội địa hóa linh kiện thì những liên doanh lắp ráp nhỏ như Tanchong khó mà nội địa hóa được linh kiện.

Nói như trên thì có thể hiểu vì sao nhiều doanh nghiệp không mặn mà đầu tư vào ngành sản xuất linh kiện xe ô tô nếu như không có sự bảo kê đầu ra của các công ty lắp ráp. Tuy nhiên vẫn có một vài doanh nghiệp đi theo con đường sản xuất manh mún với những chi tiết đơn giản hay được thay thế thường xuyên, loại linh kiện này được gọi là aftermarket để cung cấp trực tiếp ra thị trường mà không thông qua các đơn vị lắp ráp.

 Quốc Huy

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *