Không chỉ có những chiếc siêu xe bị nhà sản xuất giới hạn tốc độ, ngay cả những mẫu thương mại nhiều khi cũng bị giới hạn tốc độ do phải tuân thủ quy định từ Ủy ban An toàn của một số nước. Hay đơn giản là bảo vệ an toàn cho xe và người.

Tại sao phải giới hạn tốc độ ôtô?

Năm 2010 khi chiếc siêu thể thao Bugatti Veyron mang động cơ 1200 mã lực có thể đạt được tốc độ 268 dặm một giờ (431,3 km) trên đường đua, và thiết lập kỷ lục chiếc xe chạy nhanh nhất. Nhưng những người mua chiếc Veyron này sẽ hơi hụt hẫng một chút, vì xe của họ chỉ đạt tối đa 257 dặm một giờ (413,6 km) đơn giản vì lý do nhà sản xuất phải bảo vệ bộ lốp.

Tốc độ nhanh nhất mà bạn từng đạt được trên chiếc hiệu suất cao là bao nhiêu? 90? 130? 150 dặm? Dù thế nào đi nữa thì bạn cũng hiếm khi đạt đến tốc độ kinh hoàng như chiếc Veyron, rốt cuộc thì bạn cũng không cần phải chạy nhanh như thế ngay cả đang quá cần gấp để đi tới một cuộc họp. Thực tế là những chiếc xe có tốc độ cực cao luôn là cá biệt với hầu hết tất cả những chiếc ô tô trên đường, chính vì thế nó nó thể gây ra nguy hiểm cho chính bản thân và những phương tiện xung quanh khi chạy quá tốc độ. Cũng may khi có một công cụ kiểm soát được giới hạn tốc độ của xe, nó là những cảm biến có thể can thiệp vào nhiên liệu, nguồn khí nạp, thậm chí kiểm soát cả những tia lửa điện dùng đốt cháy nhiên liệu. Tất cả đều có nhiệm vụ khống chế sức mạnh của động cơ để giới hạn ở một mức tốc độ đã được thiết lập, bạn chẳng thể làm thêm được cách nào để vượt qua được giới hạn đó đằng sau vô-lăng.

Chuyện giới hạn tốc độ xe ô tô hay mô tô PKL, xe chở khách, thậm chí là xe tải, áp dụng ở nhiều quốc gia vì lý do an toàn. Nó tùy thuộc vào đời xe, dung tích máy…Ví dụ chiếc Ford Mustang V6 2011 tại Mỹ được giới hạn 113 dặm một giờ (181,9km), nhưng với phiên bản động cơ V8 lại được giới hạn ở mức 150 dặm một giờ (241,4km)

Có nhiều lý do để giới hạn tốc độ hơn là cho nó chạy hết công suất, nếu tất cả mọi người đều chạy tự do với tốc độ 160 dặm một giờ thì điều này khá nguy hiểm trên đường, ngay cả khi điều kiện chạy tốt nhất thì về mặt khí động học cũng không đảm bảo cho cơ thể có phản ứng chính xác bất ngờ trên đường. Bên cạnh đó nhà sản xuất giới hạn tốc độ cho xe còn nhằm bảo vệ động cơ, bảo vệ tuổi thọ cho chiếc xe nếu nó thường xuyên phải làm việc ở tốc độ cao.  Một điều quan trọng nữa là phần lớn những chiếc lốp bán trên thị trường chỉ khuyến cáo chạy dưới dải tốc độ 118 dặm một giờ (189,9km) nếu vượt và duy trì lâu qúa trên đường có thể gây nổ lốp. Ngoài ra cũng có những yếu tố liên quan tới môi trường để áp dụng giới hạn tốc độ, nếu xe thường xuyên chạy nhanh sẽ gây tốn nhiên liệu và phát sinh nhiều khí thải.

Nhưng nếu đam mê của bạn là tốc độ?

Nếu bạn là người thực sự sống không thể thiếu tốc độ, và muốn ném bản thân mình vào những cảm giác gia tốc đê mê? Nếu đúng như vậy? Thì cũng sẽ có vài cách để thỏa mãn điều này. Cũng giống như điện thoại hay máy tính, một số tính năng có thể thay đổi được, nhưng trên một chiếc xe hơi thì điều này có thể khó khăn hơn. Bạn có thể tin điều này khi chiếc Nissan GT-R được quản lý qua GPS, nó sẽ tự động mở giới hạn tốc độ khi phát hiện chiếc xe đã nằm trong đường đua, hoặc bố mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát tốc độ chiếc xe Ford Mustang của con cái khi thay đổi thông số cài đặt.

Bây giờ điều quan trọng nhất làm sao tắt được giới hạn tốc độ xe của bạn, rất dễ dàng khi trên thị trường có nhiều nhà cung cấp những bộ chip điện tử để qua mặt phần mềm quản lý động cơ, tắt được giới hạn hoặc thậm chí còn thay đổi được nhiều thông số về nhiên liệu, khí nạp…., đối với những xe cũ không có sẵn bộ chip thì có thể tham khảo rất nhiều cách hưỡng dẫn tìm thấy trên internet khá dễ dàng. Nhưng hãy nhớ rằng, an toàn là trên hết, bạn phải đảm bảo bộ lốp đủ chịu đựng với tốc độ mới. Nếu bạn sống ở Đức và thường xuyên di chuyển trên cao tốc Autobahn không giới hạn tốc độ, thì có lẽ đề tài mở hết giới hạn tốc độ khá hấp dẫn cho chiếc xe của bạn.

Quốc Huy

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *