Các nhà quản lý của Daimler và Volvo đã đặt câu hỏi về tính khả thi của một liên minh được đề xuất từ tỉ phú Li Shufu, tương lai về ngành công nghiệp xe điện và xe tự lái, để chống lại những đối thủ đang xâm lược vào ngành công nghiệp này.

Tỉ phú Li Shufu của Geely hồi tháng trước đã tuyên bố sở hữu gần 10% cổ phần của Daimler AG, với mục đích mong muốn tiếp cận được công nghệ xe điện và xe tự lái, bên cạnh đó cũng hy vọng lập được liên minh giữa Geely và Daimler để đối phó với các đối thủ đang phát triển xe tự lái như Uber và Google.

Tuy nhiên, giám đốc điều hành của Daimler và Volvo ở Geneva Motor Show 2018 tuần này đã đặt câu hỏi nghi ngờ, làm thế nào để có một thỏa thuận liên minh mà không ảnh hưởng đến bất kỳ sự độc lập nào trong công nghệ của họ, đặc biệt là những công nghệ then chốt. Bởi vì Tập đoàn Chiết Giang Geely Holding đã sở hữu Volvo Cars, và sở hữu một phần cổ phần hãng xe tải AB Volvo, 49.9% cổ phần của Proton Malaysia, thế nên nhà điều hành Daimler lo sợ bất kỳ một thỏa thuận hợp tác nào cũng có thể mang lại lợi ích cho một đối thủ trong ngành. Nói về sự hợp tác “chúng tôi luôn muốn kiểu win-win, nhưng thực ra nếu hợp tác về công nghệ thì chúng tôi chẳng được lợi lộc gì” một nhà điều hành giấu tên của Mercedes-Benz cho biết.

Đề xuất của Geely còn đặt ra một khó khăn và thách thức với Daimler, bản thân Mercedes-Benz có công nghệ về xe tự lái và xe điện, còn có cả một liên minh với Renault-Nissan, Daimler còn có một thỏa thuận xây dựng xe điện phổ thông bình dân với đối tác BAIC Motor Corp hiện tại. Giám đốc điều hành của Daimler, Dieter Zetsche đã thận trọng hoan nghênh cổ đông mới của ông tại triển lãm Geneva, bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với Li và Geely, nhưng cho biết bất kỳ liên minh nào cũng sẽ phụ thuộc và ưu tiên giữ sự hài hòa lợi ích cho BAIC. Zetsche nói với các phóng viên: “Chúng tôi sẽ xem xét tất cả mọi thứ nếu nó phù hợp với mong muốn của đối tác của chúng tôi”.

Giám đốc điều hành Volvo, ông Hakan Samuelsson thì cho biết: Geely sở hữu cổ phần của Volvo Trucks, một đối thủ cạnh tranh trực tiếp với hoạt động kinh doanh xe tải của Daimler, đó là nguyên nhân làm cho hợp tác rất khó khăn trong lĩnh vực xe thương mại. Samuelsson cho biết: “Trong kinh doanh xe tải, Daimler và Volvo thực sự là những đối thủ cạnh tranh, có thể sẽ có nhiều trông gai hơn khi có sự hợp tác với Daimler “Thật khó để cùng đầu từ vào hai đối thủ”. Còn đối với Li Shufu thì mục tiêu của ông ấy chỉ dừng lại là xây dựng một liên minh giữa các nhà sản xuất ô tô, hợp tác hài hòa, ông nói.

Samuelsson cũng nói rằng “các công ty mạnh với một lợi thế về công nghệ sẽ không muốn chia sẻ những lĩnh vực chuyên môn mà họ có lợi thế cạnh tranh, hoặc nơi mà họ tin rằng nó sẽ là một yếu tố khác biệt then chốt trong tương lai để cạnh tranh, với Volvo điều này có thể là trong lĩnh vực lợi thế về xe tự lái.” Samuelsson còn nói: “Nếu bạn tin rằng bạn có thể làm điều gì đó tốt hơn, bạn sẽ không có hứng thú để chia sẻ nó với ai đó.” Trong các hạng mục phổ biến như: phanh, giảm xóc và hộp số, có thể phạm vị hợp tác sâu rộng được, nhưng trên thực tế những thứ này có thể được cung cấp từ rất nhiều nhà sản xuất bên ngoài, vô hình dung nó còn gây thêm khó khăn cho một liên minh, ông nói thêm.

Trước khi đầu tư vào Daimler, Geely cũng đã đàm phán với Fiat Chrysler Automobiles, Giám đốc điều hành Sergio Marchionne đã tiết lộ trong tuần qua. Marchionne nói với các phóng viên tại Geneva, “Chúng tôi đã có một số cuộc họp về quy tắc trong ngành, chúng tôi coi đây là một vấn đề thực tiễn bình thường, và đây cũng là một sự trao đổi tìm hiểu nhau dễ chịu”. Marchionne từ chối đưa ra chi tiết về các cuộc đàm phán, nhưng kết luận rằng Fiat Chrysler không cần “một nhà đầu tư Trung Quốc.”

Quốc Huy

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *