AutocarVietnam – Lái xe đường gồ ghề thỉnh thoảng có thể là một trải nghiệm thú vị, nhưng việc đi trên cùng một con đường gồ nghề ngày này qua ngày khác có thể khiến xe của bạn hư tổn sớm hơn bình thường. Nhiều bộ phận có thể bị ảnh hưởng khi bạn lái xe qua những đoạn đường xấu hàng ngày chẳng hạn như các thành phần hệ thống treo, bánh xe và thậm chí cả khung vỏ xe của bạn.

Nếu bạn đi qua một khúc cua xấu trên đường, lốp xe, bánh xe, hệ thống treo và khung xe của bạn sẽ phải chịu nhiều lực hơn. Nếu việc đó thỉnh thoảng diễn ra thì chẳng sao cả, nhưng nếu như xe bạn phải vượt qua vài nghìn lần kiểu như thế trên một đoạn đường dài có thể mang lại cho bạn một khoảng thời gian lái xe tồi tệ và hệ luỵ hư hỏng xe về lâu dài.

Lái xe Đường gồ ghề

Nếu lốp xe của bạn có áp suất không đúng, thì khi có xung đột giữa lốp và mặt đường ghồ ghề sẽ có nguy cơ lốp bị chèn ép quá mức sã tạo ra những hiện tượng như lốp phồng (lốp chửa) ở vị trí thành lốp vốn là xung yếu nhất. Lốp của bạn cũng có thể rất dễ thủng với vết lớn hơn khi va chạm với vật sắc nhọn, và như thế thì khả năng phải thay lốp mới rất cao chứ không dừng lại ở việc vá lỗ thủng.

Việc di chuyển thường xuyên với lốp có áp suất thấp qua những con đường gồ ghề còn có thể khiến cho la-zăng của xe có thể bị cong vênh, nứt, thậm chí có thể gãy các chấu đối với những bộ la-zăng có chất lượng kém bán trên thị trường, hoặc hàng giả. Tuy nhiên, ngay cả các la-zăng chính hãng lắp theo xe cũng có thể hư hỏng nứt gãy theo thời gian, đặc biệt việc để bánh có áp suất thấp đi qua những con đường gồ ghề thường xuyên cũng khiến việc mòn lốp nhanh hơn. Vậy thì bộ phận đầu tiên gánh vác trọng lượng xe tiếp xúc với mặt đường gồ ghề thì ít nhất phải đảm bảo áp suất đúng để giảm thiểu tối đa hư hỏng do quá trình lập đi lập lại quan các đoạn đường xấu gây ra.

Tâm lý khi gặp ổ gà bất ngờ trên đường thì người lái thường giảm tốc độ đột ngột, điều này nếu làm thường xuyên có thể gây hại cho bộ giảm xóc, và việc di chuyển với bộ giảm xóc đã xuống cấp sẽ mệt mỏi hơn. Về mặt kỹ thuật, những chiếc lò xo của  hệ thống treo khi làm việc quá mức bởi những cú phanh đột ngột sẽ có thể bị mất đi khả năng đàn hồi như ban đầu, và hệ luỵ dẫn tới là hư hại hệ thống thuỷ lực và rò rỉ dầu.

Khi phanh nhanh đột ngột trên đường xấu còn có thể khiến khung và thùng xe bị xoắn biến dạng từ từ theo thời gian, nhất là xe cũ hoặc xe phổ thông có chất lượng khung thép không chắc chắn. Về lâu dài, chiếc xe do không còn độ chính xác của khung vỏ sẽ có cảm giác lái kém, rung lắc không ổn định, đặc biệt khi lái vào các khúc cua hoặc các bánh xe bị so le ngay cả khi chạy trên đường thẳng.

Xe chạy càng nhanh thì các bộ phần càng phải chịu lực và làm việc nhiều hơn, đặc biệt là khi đi qua các đường gập ghềnh, chính vì thế điều quan trọng là làm sao giảm thiểu lực tác động mà các thành phần trên xe trực tiếp phải gồng gánh.

Lái xe Đường gồ ghề

Đối với những đoạn đường gập ghềnh, những đoạn đường xấu và những con đường bị phá hủy bởi các ô tô hạng nặng khác, hãy luôn đảm bảo rằng bạn sẽ vượt qua những phần xấu của con đường một cách suôn sẻ và uyển chuyển. Một sai lầm phổ biến đối với những người mới bắt đầu lái xe là đạp phanh gấp bất cứ khi nào họ nhìn thấy một ổ gà hay đoạn đường xấu, nhưng điều này có thể gây ra nhiều vấn đề hơn cho xe của bạn, đặc biệt là nếu bạn đạp phanh khi đi qua một số đoạn đường gồ ghề. Điều quan trọng là phải nhẹ nhàng khi tiếp cận với điểm xấu, chân ga và phanh của bạn phải nhịp nhàng. Phanh mạnh sẽ gây thêm căng thẳng và trọng lượng cho phía trước xe, và trọng lượng dồn về phía trước có thể gây căng thẳng cho hệ thống treo trước của bạn nhiều hơn khi đi qua một đoạn đường xấu. Tất nhiên, hãy giảm tốc độ tối thiểu nếu có ai đó trước mặt bạn, ngay cả khi bạn phải làm như vậy trên một đoạn đường xấu.

Chìa khóa ở đây là cảm nhận, đừng đi quá chậm đến mức như bạn đang bị kẹt xe, nhưng cũng đừng đi quá nhanh khiến hệ thống treo của bạn bị quá tải và nhảy lung tung. Đi với tốc độ vừa phải.

Lái xe Đường gồ ghề

Việc lạng lách đánh võng rất nguy hiểm, vì vậy điều quan trọng là bạn phải chú ý quan sát đường và đảm bảo rằng bạn tránh khỏi ổ gà một cách mượt mà và an toàn. Tốt hơn là bạn nên quan sát từ xa các ổ gà và ghi nhớ chúng trên con đường bạn thường xuyên đi qua, để có thể chủ động tính toán cách lướt qua nó tối ưu hơn là hành động với nó bất chợt không có chuẩn bị. Nếu phải chuyển làn né ổ gà, hãy nhớ kiểm tra xung quanh bạn xem có ai đó ở bên trái hay bên phải của bạn không. Nếu bạn không thể đi vòng để tránh ổ gà thì cũng đừng đạp phanh gấp, một là trước đó bạn chủ động giảm tốc nhẹ nhàng để tiếp cận trực tiếp với điểm gập ghềnh với tốc độ vừa phải, hai là cho xe băng qua với một cú xóc nảy có thể hơi mạnh, nhưng cả hai trường hợp này vẫn tốt hơn là phanh đột ngột dồn toàn bộ trọng lượng xe về phía trước để tránh ổ gà hay điểm mấp mô.

Kiểm tra lốp xe, bánh xe, hệ thống treo, khung xe của bạn

Điều quan trọng cần nhớ là các nhà sản xuất không chế tạo ô tô bằng bìa cứng. Bạn có thể tin tưởng rằng chiếc xe của bạn sẽ không bị tan rã chỉ sau một vài cú va chạm trên đường gồ ghề. Mặc dù điều này có thể đúng với những chiếc ô tô hoàn toàn mới, nhưng hãy cẩn thận đi lại với một chiếc ô tô cũ hơn với rất nhiều kilomet trên đồng hồ.

Bùi Bảo